Tags:

xuất khẩu tôm Việt Nam

(vasep.com.vn) Theo thống kê Hải quan, tháng 11/2021 XK tôm của cả nước tăng 16% đạt trên 366 triệu USD. Trong đó, XK sang các thị trường chính đều tăng mạnh: sang Mỹ tăng 24%, sang Hàn Quốc tăng 19% và tăng đột phá nhất là thị trường EU, tăng 86%. Tính đến hết tháng 11/2021, XK tôm của cả nước đạt 3,55 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch XK thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2020 , tôm chiếm 44% XK thuỷ sản với trên 3,7 tỷ USD. Năm 2021, tính đến hết 31/10, XK tôm chiếm 45% với 3,2 tỷ USD.

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, XK tôm Việt Nam tháng 10/2021 đã đạt gần bằng giá trị XK của cùng kỳ năm ngoái với 425,3 triệu USD, giảm nhẹ 1,5%. Sau nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất tuy nhiên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện tại, số ca nhiễm tại khu vực ĐBSCL lại có xu hướng tăng, càng khiến doanh nghiệp thêm phần áp lực.

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, XK tôm Việt Nam tháng 10/2021 đã đạt gần bằng giá trị XK của cùng kỳ năm ngoái với 425,3 triệu USD, giảm nhẹ 1,5%. Sau nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất tuy nhiên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện tại, số ca nhiễm tại khu vực ĐBSCL lại có xu hướng tăng, càng khiến doanh nghiệp thêm phần áp lực.

(vasep.com.vn) Từ nửa tháng nay các tỉnh miền Tây liên tục có tin nóng, có nhiều ca nhiễm và các ổ dịch mới. Đa phần nguồn gốc lây lan từ người lao động vùng dịch trở về từ đầu tháng 10 vừa qua. Mức căng thẳng mới này khiến có địa phương phải khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban đêm nhằm hạn chế lây lan. Các địa phương trong tình cảnh trên như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang… có ca nhiễm tăng nhiều hơn các địa phương còn lại. Tin mới nhất là Cần Thơ, Sóc Trăng đã nâng lên cấp độ dịch 2. Bạc Liêu căng thẳng hơn nâng từ cấp 2 lên cấp 4. Cà Mau đang triển khai nội dung này. Diễn tiến này cho thấy nguy cơ bùng phát dịch đâu là chuyện nhỏ.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm 9,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. XK tôm Việt Nam sang thị trường này, sau khi sụt giảm trong tháng 8 do giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19 đã có dấu hiệu phục hồi trở lại trong tháng 9 và nửa đầu tháng 10 năm nay.

(vasep.com.vn) Mỹ là thị trường NK đơn lẻ lớn nhất của tôm Việt Nam. Nhu cầu NK tôm của Mỹ từ Việt Nam khá ổn định kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ ngày càng cạnh tranh tốt hơn khi Ấn Độ (nguồn cung tôm lớn nhất của Mỹ) cũng gặp nhiều rào cản do dịch bệnh Covid gây ra. Thị phần tôm Việt Nam ở Mỹ tăng từ khoảng 8% (2020) lên gần 10% trong 9 tháng đầu năm 2021.

(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 7 đến nay, ngày qua ngày trong bao lo toan đối với cộng đồng doanh nghiệp ở các tỉnh đồng bằng phía Nam. Hai tháng rưỡi trôi qua, khúc phim bi hài khó phai trong ký ức… Mưa bão hoài riết cũng hết nước, đêm đen có tối đến đâu cũng có lúc tan mây. Ngày 9/10 Thủ tướng công bố cơ bản cả nước đã kiểm soát được dịch bệnh. Ngày 11/10 Chính phủ có Nghị quyết 128 với nội dung” Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-119”, trong đó có quy định 4 màu theo cấp độ dịch. Ở mọi cấp độ các doanh nghiệp đều có thể hoạt động theo khuôn khổ quy định. Như vậy, giờ đây các DN không đang liên quan các ca dịch, được phép mở cửa hoạt động và sắp xếp phục hồi theo khả năng. Tất cả DN đang ở vạch xuất phát mới với nhiều tâm thế. Người mới khởi động, người đã khởi động nửa quy mô và có cả người đã sắp trở lại bình thường, do may mắn ở trong địa phương phòng chống dịch tốt.

(vasep.com.vn) Từ tháng 8 năm nay, XK tôm Việt Nam bắt đầu giảm mạnh do sản xuất bị ảnh hưởng vì tỷ lệ nhiễm Covid-19 mới ở ĐBSCL gia tăng. Sang tháng 9, XK tôm sang hầu hết các thị trường chính vẫn tiếp tục giảm tuy nhiên đà giảm đã thấp hơn. Việc nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9 đã giúp doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất sau dịch bệnh tuy vậy doanh nghiệp vẫn phải “canh cánh” nhiều nỗi lo về nguồn lao động, chi phí, đảm bảo phòng chống dịch để sản xuất an toàn…

(vasep.com.vn) Nga là thị trường đứng thứ 9 về NK tôm của Việt Nam, chiếm 1,3% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Tuy chỉ là thị trường NK nhỏ nhưng XK tôm Việt Nam sang Nga 7 tháng đầu năm nay tăng trưởng rất tốt. Từ tháng 8 đến nay, do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid nên sản xuất bị ngưng trệ, XK tôm sang Nga cũng như tất cả các thị trường đều giảm.

(vasep.com.vn) Sau nhiều tháng tăng trưởng liên tục, xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 8/2021 đã sụt giảm so với cùng kỳ. Đây là kết quả trong dự tính sau khi nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các nhà máy đóng cửa hoặc giảm tối đa công suất để thực hiện “3 tại chỗ”. Giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 282,7 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng tốt trong những tháng trước đó nên luỹ kế 8 tháng đầu năm 2021 giá trị xuất khẩu tôm sang các thị trường vẫn tăng 6,5% đạt 2,5 tỷ USD.

(vasep.com.vn) Mấy năm trước tôi có bài viết chuyện này. Tuy nhiên, dưới đây là suy nghĩ cho những chuyện cụ thể xảy ra gần nhất, mang tính cập nhật và chút tính… thời sự. Với khả năng có hạn, tôi gói gọn chuyện này xoay quanh con tôm và chút xíu liên quan con cá tra.

(vasep.com.vn) EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản, chiếm 14,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Các nguồn cung tôm tại châu Á cho thị trường EU gồm Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia… trong đó, Ecuador đang nổi lên là một đối thủ cạnh tranh mạnh với các nguồn cung tôm từ châu Á, trong đó có Việt Nam…

(vasep.com.vn) Năm 2021 này, Covid-19 đã gây ra biết bao thiệt hại. Như thông tin trong 8 tháng đầu năm có trên 85 ngàn doanh nghiệp (DN) phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường. Không ít ngành kinh tế khốn đốn như vận chuyển, du lịch, lưu trú… Ngành tôm, nhìn gần đây thôi, công suất chế biến thu hẹp một nửa vì giãn cách gây thiếu lao động, người nuôi tôm khóc ròng vì giá bán tôm nuôi giảm quá nhiều. Không riêng con tôm, bao nông phẩm cùng chung hoàn cảnh nghiệt ngã này.

(vasep.com.vn) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động, thu mua tôm bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm.

(vasep.com.vn) Bảy tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu sang các thị trường chính (trừ Trung Quốc) đều tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, thành quả này khó có thể đạt được quý cuối năm vì cho tới nay, nhiều nhà máy chế biến tôm đã giảm công suất hoặc dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh đúng lúc đón nhận tín hiệu tốt từ nhiều thị trường nhập khẩu.

(vasep.com.vn) Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường Australia đạt 88,7 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Tháng 5/2021, giá trị XK tôm đạt 394 triệu USD, tăng 16,2%. Tính đến hết tháng 5/2021, tổng giá trị XK đạt 1,31 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2020. XK tôm sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông giảm 19%. Các thị trường XK tôm hàng đầu như: CPTPP, Mỹ, EU tiếp tục tăng trưởng. Ngoài ra, XK tôm sang các thị trường tiềm năng như Australia và Nga tăng rất mạnh.